Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 25-27/12/2023

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Hình như loài người chúng ta đã, đang và tiếp tục cầu nguyện cho thế giới được an bình thịnh vượng,

nhất là trong thời điểm chiến tranh đang xẩy ra ở nhiều nơi khác nhau, đến độ khi vừa lên làm giáo hoàng, 

ĐTC Phanxicô đã công khai tuyên bố Thế Chiến thứ III đang xẩy ra, vì các cuộc chiến theo nhau diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới này,

nhất là vào thời điểm của 2 trận chiến chính yếu, một là ở Ukraine từ ngày 24/2/2022, và hai là ở Dải Gaza Thánh Địa từ ngày 7/10/2023.

Tuy nhiên, đối với Đấng Quan Phòng thần linh vô cùng khôn ngoan thượng trí và thương xót lại cứ để cho nhân loại tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh,

do chính con người gây ra, thậm chí cố ý gây ra để phát triển kỹ nghệ chế tạo vũ khí, để thỏa mãn tham vọng chính trị độc tài đế quốc của bản thân mình v.v.

Chúng ta càng cầu nguyện thì hình như chiến tranh càng dữ dội hơn và nhiều hơn, như đang cầu cho hòa bình ở Ukraine,

thì Ukraine chẳng những không chấm dứt: Chiến sự Nga và Ukraine nóng rực giữa đông giá

mà lại còn thêm cả trận chiến ở Dải Gaza: 

Israel cảnh báo chiến tranh Gaza kéo dài nhiều tháng

biết đâu lại xẩy ra thêm nữa những cuộc chiến đang chực chờ và càng ngày càng căng thẳng như sắp sửa bùng nổ bất cứ lúc nào, chẳng hạn như:

ở Biển Đông: 

Biển Đông: Bắc Kinh cảnh cáo Manila là sẽ "kiên quyết đáp trả" mọi tính toán sai lầm

ở Triều Tiên: Lãnh đạo Triều Tiên dọa ‘tấn công hạt nhân’

ở Đài Loan: 

Tập Cận Bình tái khẳng định mục tiêu sáp nhập Đài Loan

ở Âu Châu: Báo Đức dẫn tin tình báo: Nga có thể tấn công châu Âu vào năm tới

Chiến tranh xẩy ra khiến cho con người càng khốn khổ, càng chứng tỏ con người tôn sùng tử thần hơn bao giờ hết, càng chứng thực con người bất lực chưa từng thấy!

Thiên Chúa muốn sử dụng chiến tranh là sự dữ do con người vô thần duy vật hiện sinh hưởng thụ gây ra, để biến máu của tất cả mọi thành phần nạn nhân chiến cuộc,

trở thành hoa trái cứu độ cho chính nạn nhân và cho cả phạm nhân chiến cuộc, cho cả thành phần tội nhân đang bị thần dữ bắt làm con tin ở trong các sào huyệt gian tà.

Đối với Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu thì thà chiến tranh mà được cứu độ còn hơn là an bình thịnh vượng mà nguy hiểm đến phần rỗi... như thực tế cho thấy.

Vậy, với tất cả lòng tin tưởng vào "Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14) trên trần gian này, 

Đấng đã hứa ban cho thành phần môn đệ của Người "bình an không như thế gian ban" (Gioan 14:27), không phải ở chỗ không có/còn chiến tranh, hay ở chỗ cân bằng vũ khí v.v.

mà là ở chỗ "nỗi sầu đau của các con sẽ trở thành niềm vui cho các con" (Gioan 16:20), chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 3 ngày qua như sau:

bé tĩnh

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung thứ Tư 27/12: Gìn giữ trái tim

Kinh Truyền Tin (26/12): Lễ thánh Stêphanô tử đạo

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi

Thông điệp Giáng sinh của giáo hoàng Phanxicô: "Trái tim chúng ta hướng về Bethlehem"

Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2023 do Đức Thánh Cha chủ sự

Các lãnh đạo Giáo hội Kitô ở Giêrusalem gửi sứ điệp Giáng sinh

Ngoại trưởng Toà Thánh kêu gọi đàm phán sớm cho cuộc chiến ở Trung Đông

Giáo hội Nhật Bản đi đầu chống hoạt động khai thác tình dục

HIỆN THẾ

Toàn cảnh kinh tế thế giới 2023 

Giáng Sinh buồn thảm ở Bethlehem, Gaza tiếp tục bị oanh kích

Thủ tướng Netanyahu nói Israel đang phải trả cái giá 'nặng nề' cho cuộc chiến ở Gaza

Thủ tướng Israel nêu ba điều kiện chấm dứt chiến sự ở Gaza

Ai Cập nêu kế hoạch ba giai đoạn chấm dứt chiến sự Gaza

Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động về nạn đói tại các bệnh viện Gaza

Lễ Giáng Sinh 25/12 tại Ukraina: Đoạn tuyệt với Nga, gắn bó với phương Tây

Phương Tây tìm cách giải mã tín hiệu ngừng bắn của Nga ở Ukraine

Điều gì chờ đợi Ukraine trong năm 2024?

Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

CSVN hứa hẹn 'thực thi nhân quyền vào cuối năm 2099'

Landais Alzheimer: Ngôi làng tại Pháp nơi mọi cư dân đều bị bệnh sa sút trí nhớ

Nửa số người Mỹ mắc COVID-19 mới do biến thể JN.1

WHO kêu gọi thế giới cần chuẩn bị tốt hơn để đối phó với đại dịch

Robot tấn công kỹ sư phần mềm Tesla đến thương tích, máu me

Liên Hợp Quốc công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ

Hàng nghìn người di cư diễu hành, tiến về biên giới Mỹ

Đi xa về nhà, gia đình ở San Diego phát hoảng khi thấy một thi thể trong tủ lạnh

California thử cho dân vô gia cư $750/tháng, họ liền tìm chỗ ở

Người mẹ lấy thân che chắn hai con ngã xuống đường ray

Lễ Giáng Sinh tại Trung Quốc diễn ra trong không khí đầy nghi kỵ

VOA nhìn lại những câu chuyện tin tức định hình năm 2023

Sri Lanka phóng thích 1.000 tù nhân dịp Giáng sinh

Lũ lụt ảnh hưởng hàng chục nghìn người ở miền Nam Thái Lan

Băng tuyết bao phủ Trung Quốc, Bắc Kinh lạnh kỷ lục từ năm 1951Mặt đất nứt toác nhiều nơi, con người gây ra và đang gánh hậu quả

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi

Lúc 12 giờ trưa giờ Roma, Đức Thánh Cha đã đọc Sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi từ ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô.

Vatican News

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô

 Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!

Các Kitô hữu trên toàn thế giới đang hướng ánh mắt và con tim về Bêlem; ở đó, nơi mà nỗi đau và sự im lặng ngự trị trong những ngày này, lời loan báo được chờ đợi từ nhiều thế kỷ đã vang lên: “Một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô của Đức Chúa” (Lc 2,11). Đây là những lời của thiên thần trên bầu trời Bêlem và những lời đó cũng đang được gửi đến chúng ta. Chúng ta tràn đầy niềm cậy trông và hy vọng khi biết rằng Thiên Chúa đã sinh ra cho chúng ta; rằng Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cửu trùng, đã ngự trị giữa chúng ta. Người đã trở nên xác phàm, đã đến “sống giữa chúng ta” (Ga 1:14): đây là tin làm thay đổi diễn trình lịch sử!

Lời loan báo ở Bêlem là một “tin vui vĩ đại” (Lc 2,10). Niềm vui nào đây? Không phải niềm hạnh phúc thoáng qua của trần gian, không phải niềm vui giải trí, mà là niềm vui “vĩ đại” vì nó khiến chúng ta trở nên “vĩ đại”. Thực vậy, ngày hôm nay, nhân loại chúng ta, với những giới hạn của mình, đang ôm lấy niềm hy vọng chắc chắn chưa từng có, niềm hy vọng được sinh ra cho Nước Trời. Vâng, Chúa Giêsu, người anh em của chúng ta đã đến để Cha của Người trở thành Cha của chúng ta: trong tư cách là một Hài Nhi mỏng manh, Người mạc khải cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa; và hơn thế nữa: Người, Con Một của Chúa Cha, ban cho chúng ta “quyền trở thành con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Đây là niềm vui an ủi tâm hồn, đổi mới niềm hy vọng và mang lại bình an: đó là niềm vui của Chúa Thánh Thần, niềm vui được trở thành những người con yêu dấu của Cha.

Anh chị em yêu quý, hôm nay tại Bêlem, giữa bóng tối của mặt đất, ngọn lửa không thể tắt này đã được thắp lên, hôm nay ánh sáng của Thiên Chúa đã chiến thắng bóng tối của thế giới, “ánh sáng chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng vì ân sủng này! Hãy vui mừng, hỡi những ai đã đánh mất niềm tin tưởng và đã bị lung lay, bởi vì bạn không đơn độc: Chúa Kitô đã sinh ra cho bạn! Hãy vui mừng, hỡi những ai đã từ bỏ niềm hy vọng, vì Thiên Chúa chìa tay ra cho bạn: Người không chỉ tay vào bạn, nhưng đưa cho bạn bàn tay trẻ thơ của Người để giải thoát bạn khỏi sợ hãi, giải thoát bạn khỏi lao nhọc và cho bạn thấy rằng đối với Người bạn giá trị hơn bất cứ điều gì khác. Hãy vui mừng, hỡi những ai không thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, vì lời tiên tri cổ xưa của Isaia đã được ứng nghiệm đối với chúng ta: «Một trẻ thơ đã được sinh ra cho chúng ta, một người con đã được ban tặng cho chúng ta […] và danh hiệu của Người là: […] Thủ lãnh hòa bình" (9,5)". Kinh Thánh mạc khải rằng hoà bình của Người và triều đại của Người “sẽ vô cùng vô tận” (9,6).

Trong Kinh thánh, Thủ lãnh Hoà bình bị chống đối bởi “vua chúa trần gian này” (Ga 12:31), là kẻ gieo rắc cái chết, hành động chống lại Chúa, “Đấng yêu sự sống” (Kn 11:26). Chúng ta thấy ông vua hành động ở Bêlem, sau khi Đấng Cứu Thế ra đời, với cuộc tàn sát những trẻ thơ vô tội. Biết bao vụ thảm sát những trẻ thơ vô tội cũng đang diễn ra trên thế giới: trong bụng mẹ, trên những con đường đau khổ tìm kiếm hy vọng, trong cuộc đời của nhiều trẻ em có tuổi thơ bị tàn phá bởi chiến tranh. Họ là trẻ thơ Giêsu của ngày hôm nay, những trẻ em bị chiến tranh tàn phá tuổi thơ.

Vì vậy, nói “có” với Thủ lãnh Hòa bình có nghĩa là nói “không” với chiến tranh, nói “không” với mọi cuộc chiến, với chính logic của chiến tranh, vốn là một thứ hành trình không có đích đến, là thứ thất bại không có người chiến thắng, là thứ điên rồ không có lời bào chữa. Nhưng để nói “không” với chiến tranh thì chúng ta phải nói “không” với vũ khí. Bởi vì, nếu một người có trái tim bất ổn và bị tổn thương, tìm thấy trong tay những dụng cụ giết người, sớm muộn gì người đó cũng sẽ sử dụng chúng. Và làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình nếu việc sản xuất, buôn bán vũ khí ngày càng gia tăng? Ngày nay, cũng như thời vua Hêrôđê, những âm mưu ác độc chống lại ánh sáng Thiên Chúa đang ẩn náu trong bóng tối của thói đạo đức giả và che giấu: biết bao cuộc tàn sát có vũ trang diễn ra trong sự im lặng đáng sợ mà nhiều người không hề hay biết! Dân chúng, vốn là những người không muốn vũ khí mà chỉ muốn lương thực, những người đấu tranh tiến về phía trước và đòi hỏi hòa bình, lại không biết về số tiền đã được đổ vào cho vũ khí. Tuy nhiên, dân chúng cần nên biết! Hãy nói về nó, hãy viết về nó, để chúng ta biết những lợi ích và lợi nhuận làm xoay chuyển chủ đề của các cuộc chiến tranh.

Isaia, vị tiên tri loan báo về Thủ lãnh Hòa bình, đã viết về một ngày mà “dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau”: về một ngày mà con người “sẽ thôi học nghề chinh chiến”, nhưng “sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái” (2:4). Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta hãy nỗ lực để ngày đó mau đến hơn!

Chúng ta hướng về Israel và Palestine, nơi chiến tranh đã làm lung lay cuộc sống của những người dân ở đây. Tôi ôm hôn tất cả họ, đặc biệt là các cộng đoàn Kitô giáo ở Gaza, giáo xứ ở Gaza và toàn bộ Thánh địa. Tôi mang trong lòng nỗi đau của các nạn nhân từ vụ tấn công khủng khiếp ngày 7 tháng 10 và tôi lập lại lời kêu gọi cấp thiết hãy thả những người vẫn đang bị bắt làm con tin. Tôi cầu xin hãy chấm dứt các hoạt động quân sự, vốn mang lại hậu quả đáng sợ đối với các nạn nhân dân sự vô tội; và tôi khẩn cầu hãy khắc phục cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng đang diễn ra bằng cách cho phép các nhóm cứu trợ hiện diện. Chúng ta đừng tiếp tục gây ra bạo lực và hận thù, mà hãy hướng tới một giải pháp cho vấn đề Palestine, thông qua đối thoại chân thành và kiên trì giữa các Bên, được hỗ trợ bởi ý chí chính trị can đảm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Anh chị em thân mến, chúng ta cùng cầu nguyện cho hoà bình ở Palestine và Israel.

Tôi cũng hướng tâm trí mình về người dân ở Syria đang bị dày vò, cũng như người dân Yemen vẫn đang phải chịu đau khổ. Tôi nghĩ đến người dân Lebanon thân yêu và cầu nguyện để họ sớm tìm được sự ổn định về chính trị và xã hội.

Hướng mắt về Hài Nhi Giêsu, tôi cầu xin hòa bình cho Ucraina. Chúng ta hãy canh tân sự gần gũi thiêng liêng và nhân bản của chúng ta với dân tộc đang đau khổ của Người, để qua sự hỗ trợ của mỗi người chúng ta, họ có thể cảm nhận được sự cụ thể của tình yêu Thiên Chúa.

Hướng đến ngày hoà bình dứt khoát giữa Armenia và Azerbaijan. Cầu mong có sự thúc đẩy việc tiếp tục các sáng kiến ​​nhân đạo, việc đưa những người di tản trở về nhà của họ một cách hợp pháp và an toàn, cũng như sự tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống tôn giáo và nơi thờ phượng của mỗi cộng đồng.

Chúng ta đừng quên những căng thẳng và xung đột đang làm rung chuyển khu vực Sahel, vùng Sừng Châu Phi, Sudan, cũng như Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

Hướng đến ngày mà các mối liên hệ huynh đệ trên bán đảo Triều Tiên sẽ được củng cố, mở ra những con đường đối thoại và hòa giải với khả thể tạo ra những điều kiện cho hòa bình lâu dài.

Xin Con Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một Hài nhi khiêm nhường, truyền cảm hứng cho các nhà cầm quyền chính trị và mọi người thiện chí trên lục địa Châu Mỹ, để có thể tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm vượt qua những bất đồng về xã hội và chính trị, đấu tranh chống lại các hình thức nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá của con người, nhằm giải quyết những bất bình đẳng và giải quyết hiện tượng di cư đau khổ.

Từ nơi hang đá, Hài Nhi yêu cầu chúng ta trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói: tiếng nói của người vô tội, những người đã chết vì thiếu nước và lương thực; tiếng nói của những người không tìm được việc làm hoặc bị mất việc làm; tiếng nói của những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, liều mạng trên những hành trình mệt mỏi và thành con mồi của những kẻ buôn người vô đạo đức.

Anh chị em thân mến, thời điểm ân sủng và hy vọng của Năm Thánh đang đến gần, sẽ bắt đầu sau một năm nữa. Giai đoạn chuẩn bị này là cơ hội để hoán cải tâm hồn; nói “không” với chiến tranh và “có” với hòa bình; vui mừng đáp lại lời mời gọi của Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta, như tiên tri Isaia, “mang tin mừng cho người nghèo, / băng bó vết thương của những tấm lòng tan vỡ, / công bố tự do cho nô lệ, / trả tự do cho các tù nhân” (Is 61:1).

Những lời này đã được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu (xem Lc 4:18), Đấng sinh ra hôm nay tại Bêlem. Chúng ta hãy chào đón Người, chúng ta hãy mở lòng ra với Người, Đấng Cứu Độ, Thủ lãnh hòa bình!